Thứ Ba, 15 tháng 5, 2012

EU chinh thuc thong qua viec ky PCA voi Viet Nam

Tại cuộc họp Hội đồng Bộ trưởng Ngoại giao Liên minh châu Âu (EU) diễn ra ngày 14/5 tại Brussels (Bỉ), đại diện 27 quốc gia thành viên tổ chức này đã thông qua việc cho phép ký Hiệp định đối tác và hợp tác toàn diện (PCA) giữa một bên là EU và các nước thành viên với một bên là Việt Nam. Công ty AnTay phối hợp cùng diễn đàn Otosaigon vừa tổ chức buổi giao lưu và trải nghiệm tại căn hầm với sức chứa "khủng" của dự án HQ (đường Nguyễn Hữu Thọ, quận 7, TP.HCM) cho các thành viên nòng cốt của diễn đàn. (Đất Việt) Khi di dời, các bộ ngành phải trả lại trụ sở cũ cho Nhà nước để Nhà nước có phương án khai thác, sử dụng hiệu quả, bởi đó là tài sản quốc gia. Sau đó, nếu bán, phải tiến hành đấu giá để đảm bảo không làm thất thoát tài sản công.


EU chính thức thông qua việc ký PCA với Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch Uỷ ban châu Âu Jose Manuel Barroso. (Nguồn: Internet)
PCA bao gồm 8 chương, 65 điều, trong đó khẳng định các nguyên tắc cơ bản của quan hệ hai bên; xác định khuôn khổ hợp tác toàn diện trong tất cả các lĩnh vực từ hợp tác phát triển, thương mại-đầu tư, đến hợp tác tư pháp; bảo vệ hoà bình, an ninh quốc tế...

Văn bản này được đánh giá sẽ đưa quan hệ giữa hai bên sang một giai đoạn mới với phạm vi rộng lớn và mức độ hợp tác sâu sắc hơn, phù hợp với tầm vóc mới của EU và vị thế quốc tế ngày càng tăng của Việt Nam trong nhiều năm tới.

Tháng 10/2010, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch Uỷ ban châu Âu (EC) José Manuel Barroso đã ký tắt PCA sau khi hai bên kết thúc 9 vòng đàm phán chính kéo dài hơn 2 năm./.
TTXVN

So tài đưa xe vào garage


So tài đưa xe vào garage

Buổi giao lưu có sự hiện diện của người đẹp Huỳnh Bích Phương.

Tại đây, khách mời đã được chiêm ngưỡng các dòng xe mới nhất của thương hiệu BMW như Series 5 GT, Series 3... đồng thời được tư vấn và chạy thử các mẫu xe này.

Điểm nhấn của chương trình là buổi thi đậu xe vào các garage riêng do chính các thành viên diễn đàn Otosaigon tham gia so tài.

Hơn 20 xe được chia thành 10 đội thi đấu xuất phát từ Ram Dốc số 1, chạy hết 300m chiều dài tầng hầm và đỗ vào garage riêng trong từng mẫu nhà của dự án với thời gian nhanh nhất có thể. Đội thi đấu đỗ xe với thời gian ngắn nhất giành được giải thưởng của nhà phát triển AnTay.

Để bảo đảm công năng sử dụng lâu dài, từng căn villa HQ đều có tầng hầm riêng xây hết diện tích đất của mình. Hầm của căn nhỏ nhất có thể chứa 5 xe hơi cùng lúa.

Để làm điều đó một cách hữu hiệu nhất, nhà thiết kế Marcia Codinachs từ Tây Ban Nha đã không tạo những hầm riêng cho từng nhà mà mở rộng không gian chung dưới mặt đất, tạo một lối đi chung liên kết toàn bộ các tầng hầm.


Đây là ý kiến của một số chuyên gia, nhà quy hoạch đô thị về việc sử dụng trụ sở những bộ, ngành sau khi di dời. Theo các chuyên gia, vì đây là các khu "đất vàng" nên không thể chỉ đơn thuần tính đến yếu tố kinh tế, "chăm chăm" bán đất lấy tiền.

Phải trả lại Nhà nước

Trước thông tin Bộ GTVT sẽ bán trụ sở hiện có tại khu "đất vàng" 80 Trần Hưng Đạo, Hà Nội cho một doanh nghiệp, KTS Nguyễn Tấn Vạn, Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam cho rằng, Bộ GTVT có thể ngộ nhận vì việc bán hay không thì Bộ này không thể tự quyết định.

Chú thích ảnh: Trụ sở hiện tại của Bộ GTVT tại 80 Trần Hưng Đạo, Hà Nội. Ảnh: Như Ý


Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, nguyên thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng, cũng tỏ ra rất bất ngờ khi trước thông tin Bộ GTVT sẽ bán trụ sở cũ. Theo bà Lan, việc di dời các bộ, ngành là chủ trương chung của Chính phủ và các cơ quan di dời phải trả lại trụ sở cũ cho Nhà nước. Cục Công sản (Bộ Tài chính) sẽ tiếp nhận tài sản đó và trình Chính phủ quyết định phương án sử dụng. Chính phủ có thể giao Bộ Tài chính hoặc UBND TP.Hà Nội thực hiện việc này. Nguyên tắc là những trụ sở, những tài sản đó phải trả lại cho công quỹ để có phương án khai thác, sử dụng cho có hiệu quả. "Đó là tài sản của Nhà nước, của Quốc gia chứ có phải bộ, ngành nào tự kiếm ra đâu mà rao bán? Tôi rất ngạc nhiên thấy thông tin trụ sở bộ được rao bán nhưng không thấy cơ quan có thẩm quyền nào có ý kiến", bà Lan nói.

Phải đấu giá

KTS Trần Trọng Hanh, nguyên Hiệu trưởng Trường đại học Kiến trúc Hà Nội cho biết, theo Luật Đất đai, toàn bộ trụ sở các cơ quan Nhà nước đều thuộc diện giao đất không thu tiền sử dụng đất nên muốn đấu giá, muốn bán thì phải chuyển mục đích sử dụng đất. Nếu chuyển cho một doanh nghiệp khác vào tiếp nhận hoặc xây dựng thì sẽ "trốn" được nghĩa vụ tài chính. Theo phân tích của ông Hanh, đây là đất công, nếu đơn vị nào lấy đất đó thì mặc nhiên "né" được giá thị trường, hậu quả là tài sản Nhà nước bị thất thoát rất lớn.

Ông Trần Ngọc Chính, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng cũng cho rằng, việc di dời trụ sở các bộ, ngành Trung ương là một chủ trương lớn của Chính phủ, nhằm hướng tới tập trung thành một khu trung tâm chính trị - hành chính, giảm áp lực giao thông, cải thiện chỉnh trang đô thị, nâng cao vị trí quyền lực của các cơ quan công quyền. Theo ông Chính, vấn đề đang được dư luận quan tâm nhất là những khu đất vàng sau khi các bộ, ngành di dời ấy sẽ xử lý thế nào. "Vì diện tích đất các bộ ngành đang sở hữu có diện tích khác nhau, vị trí khác nhau nên cơ quan nào chủ trì cũng bắt buộc phải đấu giá quyền sử dụng đất. Có như vậy mới đảm bảo minh bạch, không làm thất thoát tài sản công", ông Chính nói.

Sử dụng đúng quy hoạch

Theo ông Trần Ngọc Chính, để giảm áp lực về giao thông, phù hợp với quy hoạch chung, cần cân nhắc để đảm bảo công trình thay thế (trên vị trí cũ) đáp ứng được yêu cầu đô thị khu vực đó. Quy định về mục đích sử dụng cũng phải hạn chế, không thể để công trình mới lại gây áp lực về giao thông, mật độ xây dựng hơn công trình cũ.

Về lo ngại các khu "đất vàng" có mất hấp dẫn trong mắt các chủ đầu tư khi công trình theo quy hoạch (không được xây cao quá 9 tầng tại khu vực nội thành) khó sinh lợi nhuận, ông Chính cho rằng khi đã xác định di dời các bộ, ngành ra khỏi nội đô cũng có nghĩa là Nhà nước phải có chính sách đặc biệt với các khu "đất vàng" này. Có thể dùng ngân sách, thậm chí vốn của doanh nghiệp, nhưng tất cả phải đảm bảo nguyên tắc chung là phù hợp yêu cầu về quy hoạch. "Việc này phải được cam kết ngay từ đầu, trước khi đưa ra đấu giá quyền sử dụng đất để các chủ đầu tư cân nhắc, quyết định", ông Chính nói và cho biết thêm: do bị khống chế về quy hoạch, nên có thể áp dụng các cơ chế ưu đãi nhằm bù đắp cho các chủ đầu tư, chẳng hạn như cho phép họ được đầu tư xây dựng thêm ở các vị trí khác...

Trong khi đó, GS.TSKH Nguyễn Thế Bá, Chủ tịch Hội Quy hoạch đô thị Việt Nam, nhận định khi chuyển trụ sở đi mà chỉ nghĩ đến vấn đề kinh tế, chăm chăm đến bán đất là không hợp lý. Do mật độ xây dựng của Hà Nội đã quá cao và nên phải nghĩ đến chức năng phục vụ của từng công trình để chuyển đổi hoặc làm khu vui chơi giải trí, cây xanh. Nếu đơn vị nào đặt vấn đề mua mảnh đất đó cũng phải xây dựng theo quy hoạch, không thể cho xây dựng chung cư cao tầng hoặc trung tâm thương mại. Thậm chí, Chủ tịch Hội KTS Việt Nam Nguyễn Tấn Vạn còn cho rằng, tốt nhất là các trụ sở đó nên được trả lại TP.Hà Nội để sử dụng vào mục đích công cộng.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét