Thứ Bảy, 30 tháng 6, 2012

Suc mua oto, xe may giam manh

Tình trạng độc chiếm thị trường lốp xe Radial của doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam gần như chấm dứt từ tháng 9.2003, khi Công ty Công nghiệp Cao su Miền Nam (Casumina) tung ra sản phẩm lốp xe Radial bán thép, chất lượng tương đương nhưng giá chỉ bằng 80%. Thời gian gần đây, một người anh em cùng họ Vinachem (Tập đoàn Hóa chất Việt Nam) của Casumina là Công ty Cao su Đà Nẵng (DRC), cũng chuyển hướng đầu tư lốp xe Radial (loại toàn thép). Theo dự kiến, trong 2-3 năm tới, cả hai sẽ tung ra thị trường khoảng 2 triệu lốp/năm. Theo Công ty Cao su Đà Nẵng, mỗi năm lốp xe Radial có thể mang lại cho họ gần 2.500 tỉ đồng doanh thu. Hai dòng xe quen thuộc của Toyota Việt Nam (TMV) là Fortuner và Innova vừa bị "tố" sản xuất không đảm bảo đúng thiết kế, có thể gây mất an toàn khi sử dụng. Cách đây 1 năm, Toyota cũng từng bị "tố" tung ra thị trường hàng triệu xe bị lỗi kẹt chân ga và đã phải thu hồi. Dư luận đặt câu hỏi: Phải chăng hãng xe này đang coi thường tính mạng khách hàng? Tình trạng độc chiếm thị trường lốp xe Radial của doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam gần như chấm dứt từ tháng 9.2003, khi Công ty Công nghiệp Cao su Miền Nam (Casumina) tung ra sản phẩm lốp xe Radial bán thép, chất lượng tương đương nhưng giá chỉ bằng 80%. Thời gian gần đây, một người anh em cùng họ Vinachem (Tập đoàn Hóa chất Việt Nam) của Casumina là Công ty Cao su Đà Nẵng (DRC), cũng chuyển hướng đầu tư lốp xe Radial (loại toàn thép). Theo dự kiến, trong 2-3 năm tới, cả hai sẽ tung ra thị trường khoảng 2 triệu lốp/năm. Theo Công ty Cao su Đà Nẵng, mỗi năm lốp xe Radial có thể mang lại cho họ gần 2.500 tỉ đồng doanh thu.

Suc mua oto, xe may giam manh



Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến hết quý 1/2012, ước tính tổng lượng ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước chỉ đạt 15.200 chiếc. Trong đó, lượng xe chở khách (bao gồm ôtô con và xe bus) đạt 11.800 chiếc, lượng xe tải đạt 3.400 chiếc, giảm lần lượt 16,5% và 26,2% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tính riêng trong tháng 3, lượng xe chở khách sản xuất trong nước đạt 4.000 chiếc, giảm 18,7% so với cùng kỳ; còn lượng xe tải đạt 1.300 chiếc, giảm 22,4%.

Nếu chỉ xét ở sản lượng sản xuất thì tình hình của ngành công nghiệp xe máy có sáng sủa hơn. Cụ thể ba tháng đầu năm, lượng xe máy sản xuất trong nước đạt trên 1,03 triệu chiếc, tăng 17,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Lượng xe máy xuất xưởng trong tháng 3 đạt 408.600 chiếc, tăng 32,6% so với cùng kỳ 2011.

Khác các kỳ trước, lần này cơ quan phụ trách công tác thống kê không tách riêng ngành ôtô và xe máy khi tính toán các chỉ số mà gộp chung thành công nghiệp sản xuất xe có động cơ.

Theo đó, chỉ số tồn kho của ngành này tại thời điểm ngày 1/3 năm nay tăng đến 38,7%, trong khi chỉ số tiêu thụ chỉ tăng ở mức 4,9% (chỉ số này của năm 2011 so với năm 2010 ở mức rất cao là 138,7%).

Tất nhiên, theo logic thì khi hàng hóa bán chậm sẽ kéo theo tồn kho tăng. Nhưng nỗi lo đối với ngành công nghiệp ôtô, xe máy thể hiện ở chỗ khi xếp logic đó bên cạnh chỉ số sản xuất.

Đáng chú ý, báo cáo mới nhất của Tổng cục Thống kê đã nhấn mạnh đến hiện tượng "giảm liên tục qua các tháng" gần đây của chỉ số tiêu thụ ngành công nghiệp sản xuất xe có động cơ.

Rõ ràng, trong bối cảnh kinh tế khó khăn, tỷ giá biến động theo chiều hướng bất lợi, lãi suất cho vay ở mức cao cộng với việc khó tiếp cận vốn của doanh nghiệp và người tiêu dùng… đã đẩy công nghiệp ôtô, xe máy nói riêng và nhiều ngành kinh tế khác nói chung vào khó khăn.

Đặc biệt là với ngành công nghiệp ôtô. Ngoài những khó khăn chung thì sản phẩm này còn chịu thêm những bất lợi khác từ chính sách thuế. "Nút thắt" chính là việc lệ phí trước bạ bắt đầu tăng mạnh ngay từ ngày đầu tiên của năm tại hai thị trường lớn nhất cả nước, cụ thể tại Hà Nội tăng từ 12% lên 20% còn Tp.HCM tăng từ 10% lên 15%.

Chưa hết, việc Bộ Giao thông Vận tải đề xuất thu phí hạn chế phương tiện giao thông cá nhân ở mức khá cao (20 - 50 triệu đồng/ôtô/năm) vào ngày cuối cùng năm ngoái, dù đến thời điểm này vẫn đang ở dạng đề xuất, đã khiến thị trường ôtô càng thêm ảm đạm.

Mới đây, Ngân hàng Nhà nước đã có động thái điều chỉnh giảm lãi suất huy động và cho vay tại hệ thống ngân hàng, qua đó đem đến những tín hiệu mừng cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng,

Van lac quan du cung vuot cau

Thị trường lớn

Với ưu điểm bền, nhẹ, độ an toàn cao khi chạy xe với tốc độ nhanh và ít sinh nhiệt trên đường, xu hướng "Radial hóa" trong lĩnh vực lốp xe đang lan rộng. Tại Mỹ, Nhật hay Pháp, 100% nhà sản xuất lốp xe đang chuyển hẳn qua sản xuất lốp Radial. Tại châu Á, tỉ lệ này cũng khá cao, chẳng hạn Malaysia là 90%, Trung Quốc 50%. (theo số liệu từ Casumina).

Ở Việt Nam, tỉ lệ này chỉ khoảng 10% nhưng trong 20 năm tới sẽ là 100%, nếu tốc độ tăng trưởng bình quân 12-15%/năm. Riêng trong năm 2010, thị trường có nhu cầu khoảng 2 triệu lốp xe, trong đó ôtô con, ôtô tải nhẹ, ôtô du lịch chiếm 75%.

Ông Đỗ Khắc Linh, Giám đốc Kinh doanh của Công ty Thế Giới Lốp Xe (Hà Nội), cho biết mỗi tháng, Công ty tiêu thụ hơn 15.000 lốp Radial các loại, chủ yếu của Thái Lan, Hàn Quốc và Pháp. Giá sản phẩm nhập khẩu thường gấp đôi hàng nội. Ví dụ, lốp ôtô du lịch 16 chỗ cỡ 700-16 (phân theo cấu tạo của lốp), nếu của Casumina giá khoảng 2,2-2,3 triệu đồng/lốp thì của Hãng Michelin (Pháp) có giá gần 4 triệu đồng/lốp.

Tuy nhu cầu tiêu thụ mỗi năm được dự báo vào khoảng 1-1,2 triệu lốp/năm song con số thực tế năm 2010 chỉ gần 1 triệu. Ông Tae Sung Kim, Phó Tổng Giám đốc Công ty Lốp xe Kumho Việt Nam, cho biết, năm 2011, Kumho sẽ nâng công suất năm từ 3,2 triệu chiếc lên 6,4 triệu chiếc. Trong khi mức tiêu thụ tại Việt Nam chỉ khoảng 300.000 chiếc/năm.

Như vậy, ở thị trường nội địa cung sẽ vượt cầu nếu 2-3 năm tới, Casumina và Cao su Đà Nẵng cho ra thị trường khoảng 2 triệu lốp/năm, đó là chưa kể tới hàng triệu chiếc lốp nhập khẩu.

Ông Linh cho biết, Trung Quốc có năng lực sản xuất lốp Radial lớn và đang làm mưa làm gió trên thị trường thế giới. Từ năm 2006, sản lượng lốp Radial của Trung Quốc đã là 178,6 triệu chiếc với 63,7% thị phần. Không chỉ qua nhập khẩu, làn sóng lốp Radial Trung Quốc còn theo các hãng sản xuất chuyển nhà máy từ Trung Quốc sang Việt Nam, sau khi nước này bị Mỹ áp thuế nhập khẩu tới 35%. Do đó, Casumina và Cao su Đà Nẵng không những cạnh tranh lẫn nhau mà còn phải đối mặt với hàng Trung Quốc.

Phạm nhiều lỗi vẫn cung cấp ra thị trường

Mới đây, Cục Đăng kiểm Việt Nam đã tiếp nhận một bộ hồ sơ của ông Lê Văn Tạch - một kỹ sư làm việc tại bộ phận lắp ráp trong nhà máy Toyota Việt Nam trong đó có đề cập đến việc 2 dòng xe của hãng Toyota là Innova (bao gồm Innova J và Innova G) cùng dòng xe Fortuner đã phạm một số lỗi kỹ thuật song vẫn được hãng này cung cấp ra thị trường. Theo ông Tạch thì từ năm 2003 đến nay với công việc chính là hỗ trợ bộ phận sản xuất điều tra các nguyên nhân gây ra lỗi chất lượng của xe ôtô, ông đã phát hiện ra nhiều lỗi kỹ thuật ở hai dòng xe kể trên. Trong đó có 3 lỗi cơ bản đặc biệt nghiêm trọng, ảnh hưởng tới độ an toàn của xe. Cụ thể, lỗi nghiêng của xe Innova, do cánh tay đòn dưới (Lower arm) và cánh tay đòn trên (Uper arm) không được xiết trong điều kiện chiều cao tiêu chuẩn như trong bản vẽ kỹ thuật quy định.

Lỗi này, theo như kỹ sư Tạch kiến nghị với cơ quan đăng kiểm, có thể khiến khớp nối cao su luôn bị xoắn, ảnh hưởng đến chức năng của hệ thống giảm sóc và tuổi thọ của khớp cao su; thay đổi chiều cao xe, làm mất cân bằng xe, đặc biệt làm tăng nguy cơ lật xe khi xe vào cua tốc độ cao. Lỗi thứ hai, được kỹ sư Lê Văn Tạch chỉ ra là lực xiết 8 bolts (ê-cu) lắp chân ghế xe Innova vào sàn xe bị giảm xuống dưới ngưỡng cho phép. Điều này khiến khi chân ghế lỏng sẽ gây ra tiếng ồn và đặc biệt có thể tuột khỏi sàn xe trong trường hợp bị phanh gấp hoặc gặp tai nạn, gây nguy hiểm cho người trong xe. Thứ ba là tỉ lệ áp suất dầu phanh giữa bánh sau và bánh trước của xe Innova - J (Innova Taxi) và Fortuner vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Đây được coi là lỗi chức năng nguy hiểm vì trong tình huống khẩn cấp, lái xe phải phanh gấp thì tải trọng dồn về hai bánh trước, đuôi xe bổng lên làm tải trọng của cầu sau giảm. Nếu lực quán tính của xe lớn hơn lực ma sát giữa hai bánh trước với mặt đường thì hai bánh trước cũng bị trượt dẫn đến xe hoàn toàn lao đi theo quán tính và mất kiểm soát. Ông Tạch cho biết, đã nhiều lần kiến nghị lên lãnh đạo của TMV nhưng không những TMV không giải quyết mà trên thực tế, hãng này vẫn thản nhiên cung cấp xe mắc lỗi ra thị trường (?).

TMV cố tình coi thường khách hàng?

Chiều 1-4, tại buổi làm việc với các cơ quan báo chí xung quanh vấn đề lỗi kỹ thuật của TMV, ông Todashi Yoshida – Giám đốc sản xuất của TMV đã thừa nhận 3 lỗi trên và chủ yếu có ở dòng Toyota Innova J (taxi) và Innova G được đưa ra tiêu thụ trong khoảng thời gian từ năm 2006 đến tháng 10-2010. Các xe này mắc 3 lỗi kỹ thuật liên quan tới áp suất dầu phanh của xi lanh phanh bánh sau, bu lông bắt móc neo chân ghế bị giảm lực siết và xiết bu lông camber khi xe không ở trạng thái tiêu chuẩn, nhưng không ảnh hưởng đến an toàn chung của xe. Mặt khác, khi phát hiện xảy ra sai sót TMV cũng đã tổ chức kiểm tra đánh giá chất lượng của sản phẩm, nếu xe của Toyota bị lỗi ảnh hưởng đến an toàn của người sử dụng thì Công ty sẽ thông báo cho khách hàng và Cục Đăng kiểm Việt Nam. Nhưng trong trường hợp này các lỗi không ảnh hưởng nên TMV không thông báo (?). Ông Tadashi Yoshida cũng thừa nhận hiện có gần 10.000 xe Toyota các loại đang lưu thông trên thị trường Việt Nam đang mắc 3 lỗi kể trên. Tuy nhiên, vị giám đốc TMV cho biết, TMV không có ý định thu hồi vì đây là những lỗi nhỏ không ảnh hưởng đến chất lượng chung của xe. Và khẳng định, TMV đã xác nhận những kiến nghị của kỹ sư Lê Văn Tạch về các lỗi kỹ thuật của Toyota là đúng, trên thực tế Công ty đã kiểm tra, đánh giá và đưa ra kết luận không ảnh hưởng lớn tới chất lượng chung.

Song, dư luận cho rằng, việc đánh giá này chưa có sự chứng kiến, tham gia của một cơ quan trung lập nên rất khó xác định đúng sai. Hiện ông Tạch đã có đơn gửi Cục Đăng kiểm kiến nghị về các lỗi trên, đề nghị Cục Đăng kiểm sớm vào cuộc để kiểm định, nhằm bảo vệ quyền lợi của khách hàng.

Theo lãnh đạo Cục Đăng kiểm Việt Nam, hiện các chuyên viên cao cấp của Cục Đăng kiểm Việt Nam đang nghiên cứu hồ sơ, tài liệu do kỹ sư Lê Văn Tạch cung cấp. Trên cơ sở đó có thể sẽ tiến hành thử nghiệm đối với hai dòng xe kể trên để kiểm chứng về các lỗi được chỉ ra có thực sự nguy hiểm, gây mất an toàn lớn đối với người điều khiển hay không. Trên cơ sở kết quả cuối cùng, Cục Đăng kiểm sẽ làm việc với Toyota hoặc có văn bản đề nghị cơ quan liên quan cao hơn cùng vào cuộc để phối hợp điều tra, làm rõ.

Duy Phương

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét